Nhạc jazz là thể loại nhạc yêu thích của khá nhiều anh em, từ những
bạn trẻ có cá tính đột phá, đến những bô lão yêu âm nhạc trầm lắng, tại
sao vậy?
Chúng ta hãy cùng nhau điểm sơ lược về jazz trong bài viết này để tiến sâu hơn về sự sắp, đang và sẽ yêu jazz nhé!
1. Khái quát nhạc jazz
Nhạc
jazz là của người Mỹ, đích thực là của người Mỹ da đen. Nhạc
jazz mới bắt đầu khởi phát ở đầu thế kỷ 20 và thánh địa
của nhạc jazz là thành phố New Orleans, thuộc tiểu bang
Louisiana, sau đó nhạc jazz lan rộng ra các thành phố khác như
là Chicago, New York và lan tràn ra khắp nơi trên thế giới. Lúc
khởi đầu thì nhạc jazz là một loại khí nhạc chuyên được trình
diễn bởi các ban nhạc ở tại các bar rượu hay các phòng trà.
Rồi sau đó jazz dần kết hợp với nhạc blue. Blue là dân ca của
nô lệ da đen, rồi các nhạc sĩ jazz, nhạc sĩ blue, kết hợp để
trình diễn với nhau, rồi từ đó sinh ra các nhà soạn nhạc và
phát triển nhạc jazz thành một thể loại nhạc đặc biệt, độc
đáo của người Mỹ trong thế kỷ thứ 20. Những nghệ sĩ nổi
tiếng trong jazz đa số là những người nhạc sĩ trình diễn,
chẳng hạn như Louis Armstrong, Duke Ellington hay là Charlie Parker,
David Smith chẳng hạn … đa số là những thiên tài về nhạc khí.
2. Phân biệt nhạc jazz và blue
Blue
với jazz hay đi với nhau, nên người ta hay nói là blue jazz. Tuy
là hai nhưng cũng là một, và tuy là một nhưng lại là hai. Vì
nhạc blue là dân ca của người nô lệ da đen sinh sản ra trước,
nghĩa là cuối thế kỷ 19 thì có dân ca của người da đen rồi,
còn nhạc jazz thì sau đó một vài chục năm nữa, lúc đầu thế
kỷ 20 mới phát sinh ra nhạc jazz. Không có blue thì không được
bởi vì blue là một trong vài nhân tố chính yếu để tạo thành
nhạc jazz.
Blue là dân ca của người da đen, khi họ bị bắt
từ Phi Châu về làm nô lệ thì họ không được mang theo một dụng
cụ âm nhạc nào cả đâu, nhưng bằng ngôn ngữ và nhịp điệu phức
tạp mang theo trong dòng máu của người Tây Phi Châu thì họ đã
hát lên những nỗi thống khổ của thân phận người nô lệ, từ đó
phát sinh ra giai điệu của nhạc blue. Vì thế giai điệu của blue
mang những nỗi buồn vô cùng tận và sau này khi các nghệ sĩ
jazz kết hợp với nghệ sĩ hát blue thì tạo ra jazz với blue đi
với nhau.
3. Cách nhận biết nhac jazz dành cho người chưa cảm nhận được gì
Nhạc
jazz khác hẳn so với các loại nhạc khác bởi vì cần phải có 2
yếu tố căn bản là nhịp chỏi và ngẫu hứng. Nhịp chỏi nghĩa
là khi hát hoặc đánh đàn người ta nhấn mạnh vào một phách
yếu chứ không phải đầu nhịp vì vậy nó gây ra cảm giác ngất
nga ngất ngư, hụt hẫng, nên người ta gọi là swing. Vì thế nếu
mình ngồi ở chỗ người ta chơi nhạc jazz thì người mình không
yên được, lắc la lắc lư, chân tay không yên được.
Tính chất
thứ hai là ngẫu hứng, nghĩa là khi người ta trình diễn hát
một bài, ca sĩ hay nhạc sĩ hát lần này đến chỗ đó người ta
ngẫu hững, tự làm ra một đoạn nhạc ở trong đó, không dính líu
gì đến bài nhạc, không giống như bài nhạc đã được viết sẵn
khi đang hát. Vậy đến tuần sau, khi nghe bài đó hát, cũng nghe
bài đó đánh nhạc bởi người nhạc sĩ đó mà mình lại thấy một
đoạn nhạc khác lạ hẳn.
4. Tài liệu nhạc jazz
Cũng
không phải là tài liệu gì cho xôm, cũng là nguồn chia sẻ từ các anh em
trên cộng đồng mạng, hi vọng nó sẽ mang đến lợi ích và thoả niềm đam mê
cho anh em yêu jazz
http://www.mediafire.com/download/c3dr6rv55gidrv5/557JazzStandards.PDF
CÔNG TY TNHH NGÓN DƯƠNG CẦM
ĐC: 41 Hoa Sứ, phường 7, Phú Nhuận
Email: pianofingers.vn@gmail.com
Hotline: 0903197565 - 0902965636 - 0908375088
Website: http://pianofingers.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét