Người ta chia keyboard ra nhiều loại dựa vào các tính năng và mục
đích sử dụng: dùng trong gia đình có Home Keyboard, Arranger keyboard
dành cho các nhạc sĩ, các nhạc công keyboard chuyên nghiệp thì có
Synthesizer keyboard, Thường dùng trong phòng thu thì có dòng
Workstation gồm synthesizer và sequencer được tích hợp trong một nhạc
cụ, Digital Piano (hay còn gọi là piano kỹ thuật số) sử dụng thay thế
đàn piano truyền thống (acoustic piano), Electric Organ dùng trong nhà
thờ hay các buổi hòa nhạc jazz, rock...
Home
Keyboard và Arranger - dạng keyboard đang phổ biến ở Việt Nam, và có
nhiều phụ huynh cho con em mình tiếp cận âm nhạc bằng cách học loại "đàn
Organ" này. Và trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm
cơ bản về homekeyboard
1. Hình dạng
-
Home keyboard khác với các loại keyboard khác ở chỗ trên đàn có sẵn
loa. Riêng Arranger có thể có hoặc không có loa tích hợp sẵn trên đàn.
-
Home keyboard dùng trong gia đình và có các tính năng cơ bản nhất, mục
tiêu tập trung vào đối tượng học tập và giải trí; còn arranger keyboard
dành cho các nhạc sĩ/nhạc công và có nhiều tính năng cao cấp tiện ích
trong quá trình làm việc, tác động trên arranger keyboard.
- Cả 2 loại đàn đều có điệu đệm tự động giúp bạn có cả một dàn nhạc trong tay bao gồm trống, bass, guitar v.v…
2. Bàn phím
-
Tất cả các loại keyboard đều có các phím đàn trắng đen và có cách chơi
tương tự như phím đàn piano truyền thống. Tuy nhiên, phím của keyboard
được làm bằng plastic chứ không phải bằng gỗ.
- Phím của home
keyboard/arranger rất nhẹ so với phím của piano. Nếu đã chơi quen trên
phím home keyboard rồi và thử đánh trên phím đàn piano thì sẽ cảm giác
khá nặng và mỏi tay.
- Home keyboard chuẩn có 61 phím, một số có
49 phím và 76 phím. Cũng có loại kích thước phím nhỏ hơn dành cho trẻ
nhỏ 5-6 tuổi có ngón tay bé xíu.
-
Có một tính năng rất quan trọng của phím gọi là Touch
Response/Sensitivity: bạn gõ phím mạnh, âm thanh phát ra sẽ lớn, gõ phím
nhẹ, âm thanh sẽ nhỏ. Đàn có Touch Response sẽ giúp bạn diễn đạt tốt
hơn khi chơi đàn. Những cây thuộc tầm trung trở lên sẽ có chức năng này.
keyboard Roland
3. Tiếng (Voice, Tone)
- Chất lượng tiếng phụ thuộc vào lượng bộ nhớ tiếng và được tính bằng megabyte (MB).
-
Thường thì đối với home keyboard, nhà sản xuất không đề cập đến thông
số này mà chỉ cho biết số lượng tiếng. Với các cải tiến trong kỹ thuật
sampling (tạo mẫu tiếng bằng cách ghi lại âm thanh của nhạc cụ thật) và
lượng Wave ROM được tăng cường đáng kể nhờ giá của chip bộ nhớ giảm
nhiều, home keyboard hiện đại cho ra tiếng rất thật (realistic).
-
Một số model Arranger cao cấp của Yamaha như Tyros sử dụng công nghệ
MegaVoice, tái tạo các kỹ thuật biễu diễn phức tạp của guitar, guitar
bass. Bạn sẽ không thể phân biệt thật giả nếu chỉ nghe mà không thấy
trực tiếp.
- Và đây là tiêu chí quan trọng trong việc chọn mua đàn keyboard.
4. Điệu (Style, Rhythm)
- Điệu là phần đệm tự động của home keyboard.
-
Một cây home keyboard bình thường có khoảng 100 điệu, arranger thì
nhiều hơn và có dĩa mềm nếu là model cũ hoặc memory card (Casio thì dùng
SD card, Yamaha và Roland dùng USB) để lưu và cài thêm điệu.
-
Điệu rất đa dạng: từ Pop/Rock, Dance đến Ballad, Jazz, Blues, Latin
v.v... Một điệu bao gồm phần Intro, Variations (2 trên home keyboard và 4
trên arranger), Ending.
-
Variations là phần biến tấu của điệu qua các giai đoạn khác nhau của
bài hát như lời 1, điệp khúc, lời 2 v.v... giúp cho phần đệm không bị
nhàm chán.
- Đế đánh một bài có sử dụng điệu, tay trái bạn sẽ giữ
hợp âm, còn tay phải đánh giai điệu. Nếu đã sử dụng thành thạo và am
hiểu về điệu, bạn có thể tự tạo các điệu khác cho riêng mình (user
styles).
5. Màn hình (Display)
-
Đối với một số model cũ thì có màn hình LED, còn các model keyboard mới
hiện nay Backlit Graphic LCD (màn hình đồ họa tinh thể lỏng có đèn
chiếu hậu giúp nhìn rõ trong bóng tối) cung cấp cho bạn nhiều thông tin
hơn.
- Một số loại đàn còn có khả năng hiển thị ký âm bản nhạc lên
màn hình rất tiện lợi khi tập đàn. Trên cây Tyros của Yamaha đã có LCD
màu rực rỡ trông rất bắt mắt. Thực ra, bạn cũng có thể xem cây đàn như
một PC với chip xử lý, memory, màn hình và cả một OS (Operating System:
Hệ điều hành) chuyên xử lý nhạc.
6. Sequencer
-
Cây keyboard có chức năng này như là phòng thu mini của bạn. Bạn có thể
vừa đánh vừa thu lại phần biểu diễn của mình, sau đó biên tập chỉnh sửa
rồi phát lại. Hoặc bạn có thể thu phần nhạc đệm gồm nhiều bè phức tạp,
sau đó phát lại và đánh phần giai điệu chính (melody) song song.
-
Sequencer là công cụ đắc lực cho các nhạc công one-man band (ban nhạc
chỉ có một người - hay nhạc công sở hữu cây keyboard có những chức năng
này có thể làm chủ và chơi như một ban nhạc) biễu diễn tại các phòng trà
hoặc tiệc chiêu đãi.
- Dữ liệu được ghi lại trong Sequencer theo
chuẩn Midi, có nghĩa là bạn có thể cập nhật thêm vô số file Midi và nạp
vào đàn bằng đĩa mềm đối với model cũ trước và USB hay SD card với các
model mới hiện nay.
- Các file Midi khi nghe bằng soundcard PC rẻ
tiền chất lượng thường không cao, nhưng nếu nghe bằng sequencer phối hợp
cùng bộ tiếng của keyboard thì sẽ khác hẳn.
Thông tin tư vấn thêm về đàn organ, piano điện vui lòng gọi về số 0903.825.088
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét