[Nguồn VOATIENGVIET]Cây đàn dương cầm là vật quen thuộc trong các gia đình Mỹ từ nhiều
thập niên. Nhưng số bán đã giảm sút trên cả nước vì ít trẻ em học đàn
hơn. Người Mỹ gốc Á đang trở thành khối khách hàng quan trọng nhất cho
công nghiệp này, nhưng liệu có đủ số để cứu vãn cửa hàng dương cầm hay
chăng? Thông tín viên VOA Lin Yang đã đi thăm một cửa hàng và ghi nhận
chi tiết trong bài tường thuật sau.
Vào một buổi chiếu thứ tư tại thành phố College Park của tiểu bang Maryland, nhân viên của Trung tâm Thanh lý đàn piano đang bận bịu như thường lệ, sửa chữa những cây đàn dương cầm. Chủ trung tâm là Nick Margaritas, một người đã 40 năm trong nghề và đang lo ngại về tương lai của ngành mua bán này. Cửa hàng của ông, một trong những cửa hàng lớn nhất vùng thủ đô Washington, bán những hiệu đàn nổi tiếng như Steinway, piano Yamaha và piano Kawai. Nhưng cửa hàng sắp ngừng hoạt động.
Ông Margaritas nhớ lại thời niên thiếu, khi ông nói là công nghiệp này đầy rẫy các cơ hội: “Sau khi tốt nghiệp, tôi rao bán cây đàn dương cầm của tôi trên nhật báo địa phương và bán nó cho người đầu tiên đến mua. Nhưng tôi nhận được tới 27 cú điện thoại hỏi mua. Đó là năm 1974.” Sau đó ông đăng một mẫu quảng cáo khác trên báo địa phương: “Cần mua 500 cây đàn piano.” Sau đó, ông nói ông không cần đăng quảng cáo nữa bởi vì mọi người bắt đầu xếp hàng đến bán những cây đàn piano đã qua sử dụng. Những người khác thì xếp hàng để mua những cây đàn này.
Nhưng mọi thứ bây giờ khác hẳn.
Chú chó Trapper đóng một vai trò quan trọng trong cửa hàng bán piano, góp phần giúp vui cho các em nhỏ trong khi ông Margaritas và nhân viên của ông bán đàn cho cha mẹ chúng. Nhưng mặc dầu Trapper vẫn còn sẵn sàng chơi, số trẻ em đến cửa hàng ngày càng ít đi. Song ông Margaritas nói tuy công nghiệp đàn piano đã trải qua một thời kỳ suy thoái, thị trường Á châu và Á-Mỹ đã gia tăng đáng kể.
Angelica Frude là một cô bé 9 tuổi. Em học chơi cách đây 3 năm với bà Yevgeniya Oleskhevich, đã dạy tư đàn dương cầm từ khi đến Hoa Kỳ vào năm 1991. Cô nói: “Phụ huynh Á châu hiểu được tầm quan trọng của việc học đàn. Họ không ngần ngại chi tiền để mua đàn, hoặc để học đàn, bởi vì họ biết rằng đó là một khoản đầu tư vô giá cho con em họ.” Mẹ em Angelica, bà Flora Zheng, nói trong khi kỹ năng của con bà khá hơn, bà sẵn sàng mua một cây đàn piano đắt tiền cho con: “Nghĩ về sở thích, thời gian, sự kiên nhẫn và khó nhọc mà Angelica đã bỏ vào việc tập đàn, chúng tôi ủng hộ cho con mà không ngần ngại, về thời gian cũng như về tài chính. Là một phụ huynh, tôi sẽ là khán giả và người cổ võ trung thành nhất suốt đời.”
Nhưng số bán tăng cho các gia đình Á châu chưa đủ để cứu vãn cơ sở làm ăn này, hiện đang tham gia đội ngũ các cửa hàng piano trên toàn quốc sắp đóng cửa. Và, chưa rõ được liệu giới tiêu thụ Á châu có thể giúp làm sống lại một công nghiệp đang chật vật để tồn tại này hay không.
Vào một buổi chiếu thứ tư tại thành phố College Park của tiểu bang Maryland, nhân viên của Trung tâm Thanh lý đàn piano đang bận bịu như thường lệ, sửa chữa những cây đàn dương cầm. Chủ trung tâm là Nick Margaritas, một người đã 40 năm trong nghề và đang lo ngại về tương lai của ngành mua bán này. Cửa hàng của ông, một trong những cửa hàng lớn nhất vùng thủ đô Washington, bán những hiệu đàn nổi tiếng như Steinway, piano Yamaha và piano Kawai. Nhưng cửa hàng sắp ngừng hoạt động.
Ông Margaritas nhớ lại thời niên thiếu, khi ông nói là công nghiệp này đầy rẫy các cơ hội: “Sau khi tốt nghiệp, tôi rao bán cây đàn dương cầm của tôi trên nhật báo địa phương và bán nó cho người đầu tiên đến mua. Nhưng tôi nhận được tới 27 cú điện thoại hỏi mua. Đó là năm 1974.” Sau đó ông đăng một mẫu quảng cáo khác trên báo địa phương: “Cần mua 500 cây đàn piano.” Sau đó, ông nói ông không cần đăng quảng cáo nữa bởi vì mọi người bắt đầu xếp hàng đến bán những cây đàn piano đã qua sử dụng. Những người khác thì xếp hàng để mua những cây đàn này.
Nhưng mọi thứ bây giờ khác hẳn.
Chú chó Trapper đóng một vai trò quan trọng trong cửa hàng bán piano, góp phần giúp vui cho các em nhỏ trong khi ông Margaritas và nhân viên của ông bán đàn cho cha mẹ chúng. Nhưng mặc dầu Trapper vẫn còn sẵn sàng chơi, số trẻ em đến cửa hàng ngày càng ít đi. Song ông Margaritas nói tuy công nghiệp đàn piano đã trải qua một thời kỳ suy thoái, thị trường Á châu và Á-Mỹ đã gia tăng đáng kể.
Angelica Frude là một cô bé 9 tuổi. Em học chơi cách đây 3 năm với bà Yevgeniya Oleskhevich, đã dạy tư đàn dương cầm từ khi đến Hoa Kỳ vào năm 1991. Cô nói: “Phụ huynh Á châu hiểu được tầm quan trọng của việc học đàn. Họ không ngần ngại chi tiền để mua đàn, hoặc để học đàn, bởi vì họ biết rằng đó là một khoản đầu tư vô giá cho con em họ.” Mẹ em Angelica, bà Flora Zheng, nói trong khi kỹ năng của con bà khá hơn, bà sẵn sàng mua một cây đàn piano đắt tiền cho con: “Nghĩ về sở thích, thời gian, sự kiên nhẫn và khó nhọc mà Angelica đã bỏ vào việc tập đàn, chúng tôi ủng hộ cho con mà không ngần ngại, về thời gian cũng như về tài chính. Là một phụ huynh, tôi sẽ là khán giả và người cổ võ trung thành nhất suốt đời.”
Nhưng số bán tăng cho các gia đình Á châu chưa đủ để cứu vãn cơ sở làm ăn này, hiện đang tham gia đội ngũ các cửa hàng piano trên toàn quốc sắp đóng cửa. Và, chưa rõ được liệu giới tiêu thụ Á châu có thể giúp làm sống lại một công nghiệp đang chật vật để tồn tại này hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét