Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Giới thiệu các môn học nhạc tại Trường âm nhạc Piano Fingers

Các nhà khoa học đã chứng minh, âm nhạc giúp phát triển trí não của trẻ một cách toàn diện và hoàn thiện bản thân
Ngày nhạc ngoài việc được Quý Phụ Huynh đầu tư cho con em mình, mà các anh chị em đam mê âm nhạc, xưa kia không có điều kiện thì bây giờ vẫn có thể nhín chút thời gian để đầu tư bộ môn nghệ thuật như là nhu cầu giải trí tinh thần

I. Giới thiệu các môn học nhạc
1. Giới thiệu bộ môn học piano
- Đàn dương cầm hay còn gọi đàn piano, là một nhạc cụ rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Đây là môn nghệ thuật mang tính trí tuệ và bác học rất cao, Piano còn được ví như là ông hoàng của các nhạc cụ.
- Đặc điểm, cấu tạo: đàn dương cầm cổ điển tạo ra âm thanh bằng cách gõ vào các sợi dây thép bằng những chiếc búa bọc nỉ bật lên ngay tức thì để cho dây đàn tiếp tục ngân vang ở tần số cộng hưởng của nó. Những rung động này được truyền qua các cầu đến bảng cộng hưởng (soundboard), bộ phận khuếch đại chúng.
- Ứng dụng của Piano: đàn Piano (dương cầm) có nhiều ứng dụng thực tế trong biểu diễn và sáng tác âm nhạc, trong nhiều thể loại âm nhạc: nhạc cổ điển và nhạc hiện đại. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về âm nhạc thì từ năm 4 tuổi, trẻ em có thể bắt đầu tiếp xúc và học piano, với phương thức dùng 10 ngón tay các giây thần kinh sẽ trực tiếp tác động vào não bộ của trẻ giúp bộ não được hoạt động nhuần nhuyễn điều này giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn, đặc biệt sẽ phát huy hết được khả năng cảm thụ âm nhạc cũng như tác động đến cách nhìn nhận cuộc sống của trẻ. Đối với các bạn trẻ và người lớn tuổi thì chơi piano giúp cho cảm xúc âm nhạc được thăng hoa, sống gần gũi, thân thiện hơn.
2. Giới thiệu bộ môn học guitar
- Đàn Guitar (tiếng Pháp: guitare; tiếng Anh: guitar) còn được biết đến dưới cái tên Tây Ban Cầm, vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm (loại ghi-ta cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghi-ta ngày nay. Đàn ghi-ta ngày nay có 6 dây, tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn ghi-ta có 4, 7, 8, 10 và 12 dây. Nó là một loại nhạc cụ có phím và dây, có ứng dụng rộng rãi trong các loại nhạc, có thể đệm cho hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu. Theo dòng phát triển của thời gian, cùng với những biến đổi tất yếu của xã hội, tư tưởng, ý thức của con người mà cây đàn Guitar cũng có những cải biến đáng kể.
- Xét theo dòng nhạc, Guitar được phân chia thành 2 dòng chính thống: Guitar cổ điển và Guitar nhạc nhẹ. Guitar cổ điển thường là đàn gỗ, có 6 dây, đôi khi được thiết kế thành 12 dây. Trong nhạc nhẹ, có nhiều thể loại phong phú hơn nên người ta cũng đồng thời chia Guitar thành các dòng như Guitar flamenco, jazz hay rock.
- Xét về cấu tạo, đàn Guitar được chia thành Guitar điện, Guitar Hawaii, Guitar phím lõm, Guitar đệm (bass), Guitar hai cần, Guitar 4 dây, 7 dây, 12 dây. Nhưng thông thường Guitar được chia làm 2 nhóm lớn: Guitar thùng (acoustic guitar) và Guitar điện (electric guitar).

mon hoc guitar

- Dây đàn được chế tạo bằng nylon hoặc kim loại. Dây Guitar được căng từ bộ phận khóa lên dây đàn (bằngkimloại) ở trên đầu cần đàn (bằng gỗ cứng), rồi đi dọc theo cần đàn có các thanh phím đàn (bằng kim loại) nằm ngang cần đàn, tới mặt đàn (bằng gỗ mềm), ngang qua lỗ phát âm trên mặt đàn, rồi bắt ngang qua thanh ngang ngựa đàn (bằng kim loại) và nối vào móc mắc dây đàn hoặc lỗ mắc dây đàn trên bộ phận mắc dây (bằng gỗ cứng gắn trên mặt đàn).

mon hoc guitar

- Khi chơi đàn guitar, người chơi thường ôm cây đàn trên một tay, quay mặt đàn ra ngoài, tì cạnh dưới của thân đàn lên đùi, và tay kia nâng cần đàn.
- Đàn guitar phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Cùng với những chuyển biến trong đời sống nghệ thuật,  kinh tế, khoa học, xã hội, tiếngđàn guitar đã trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong đời sống âm nhạc hiện đại.
- Việc học đàn guitar được nhiều bạn trẻ ưa chuộng hơn, với những đặc tính ưu việt của nó như gọn nhẹ, dễ học, dễ chơi, rất tiện dụng và chi phí mua đàn khá thấp nên guitar đã trở nên thân thiết với tất cả mọi người. Guitar phù hợp với tất cả các lứa tuổi thanh thiếu niên, trung niên cho đến người lớn tuổi.
3. Giới thiệu bộ môn học violin
- Violin hay con gọi là Vĩ cầm hoặc Violon, là một loại nhạc cụ thuộc bộ dây có kích thước nhỏ gọn chiếm ưu thế về mặt kỹ thuật, khả năng biểu diễn sắc thái, tình cảm cao, có âm khu cao nhất, violin thường được đảm nhận giai điệu.
- Violon được ghi nhận là xuất hiện tại Ý vào năm 1500, song xuất xứ của nó thì vẫn có nhiều giả thuyết. Trên tường của toà tháp nhà thờ nữ thánh Sophie ở thành phố Kiev có một bức tranh được vẽ vào thế kỷ 11, vẽ một người cầm đàn giống như violon tỳ vào lõm vai và dùng một “que” đặt lên đàn (như archet của violon), đó là chi tiết thời gian xưa nhất có thể nói đến thủy tổ của violon. Những nhạc cụ được xem là thủy tổ của violon có thể kể là: ravanastron (Ấn Độ), rebab, rebec, viole... Trong đó, đàn viole là cây đàn có hình dáng giống violon hiện đại nhất.
mon hoc violin
 - Trong dàn nhạc giao hưởng - thính phòng, violon thường được chia làm hai nhóm là violon I và violon II. Violon là một nhạc cụ khó tập luyện, để trở thành những violist tài năng, thường người ta đào tạo từ lứa tuổi rất nhỏ (lứa tuổi học tiểu học), vì vậy ngoài loại đàn violon thông dụng dùng cho người lớn còn có các loại violon nhỏ hơn dùng cho trẻ em đó là (violon) cỡ 1/2 và 3/4. Khi chơi violon, người ta có thể đứng hoặc ngồi, đặt đàn vào lõm vai và tì cằm lên đàn.
- Đàn violon gồm có 4 dây cách nhau một quãng 5 đúng. Toàn bộ âm vực của đàn và âm vực thường dùng trong dàn nhạc như sau: Dây Mi tươi sáng, vang, càng lên cao càng sắc. Dây La âm thanh dịu dàng và mềm mại hơn. Dây Ré âm thanh đầy đặn, dịu, gần với giọng hát. Dây Sol âm thanh đầy đặn, mãnh liệt, có kịch tính. Âm thanh violon đẹp, rực rỡ, tươi sáng có khả năng biểu hiện nhiều trạng huống tình cảm như: say sưa, trìu mến, trữ tình, tươi tắn, kiêu hãnh, nhẹ nhàng, kịch tính… nó có thể đạt sắc thái từ cực lớn đến cực nhỏ, về tốc độ nó có thể diễn tả những nét nhạc nhanh, linh hoạt mà không nhạc cụ nào trong dàn nhạc bì kịp.
- Violin có rất nhiều kích cỡ để phù hợp với nhiều người chơi như 3/4, 1/2, 1/4, 1/8…và cỡ lớn nhất là 4/4. Violin có kích thước nhỏ gọn nên phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau như khi đi biễu diễn, đi chơi với bạn bè, người thân. Có thể thể hiện, làm nỗi bật bản thân bất cứ nơi đâu mà chúng ta đặt chân tới.
- Violon là nhạc cụ linh hoạt về kỹ thuật, kỹ xảo có thể diễn tả đa dạng những sắc tình cảm. Chính những ưu điểm đó violon là một nhạc cụ độc tấu được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng và nó được mệnh danh là "ông hoàng (hay bà hoàng nữ hoàng thì cũng vậy) trong dàn nhạc".
- Trong dàn nhạc sự kết hợp thông thường là với các nhạc cụ cùng bộ, ngoài ra nó còn có thể kết hợp tốt với bộ gỗ, đối với bộ đồng vì âm sắc không hòa hợp nên ít có sự kết hợp, ngoại trừ kèn cor. Khi  kết hợp với bộ gỗ violon làm dịu bớt âm thanh của kèn gỗ.
4. Giới thiệu bộ môn học Thanh Nhạc
- Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, ai đã chẳng từng một lần cất lên tiếng hát, Hát là một việc rất tự nhiên, nhưng để hát đúng và hát hay, người hát cần tập luyện cho có phương pháp.
- Âm nhạc Tây phương, “thanh nhạc” được gọi là “vocal music”, “musique vocale”. Ở Việt Nam có khái niệm “Thanh nhạc” là nhạc do giọng hát tạo ra.
mon hoc thanh nhac
- Mục Đích: Học Thanh nhạc, nói một cách đơn giản cũng là học hát, nhưng các bạn sẽ được học nhiều thứ bổ ích hơn như kĩ thuật luyện thanh, kĩ thuật lấy hơi, ngân giọng,… Dù bạn hát chưa được hay bạn hát rất hay, giọng của bạn cũng sẽ có một số ưu điểm và khuyết điểm nhất định.Trong quá trình học, các giáo viên giúp bạn nhìn ra những ưu khuyết điểm đó, từ đó sẽ hướng dẫn bạn cách luyện tập phù hợp. Nhờ vậy giọng của bạn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nhưng vẫn giữ được bản chất tự nhiên của nó.
- Không ai nói rằng bạn phải có năng khiếu mới được hát. Chỉ cần bạn có đam mê, bạn thật sự thích hát và muốn hát. Nghệ thuật luôn mở rộng vòng tay cho những ai thật sự chân thành và nghiêm túc đến với nó.
5. Giới thiệu bộ môn học Trống
- Trống là nhạc cụ xuất hiện sớm nhất, từ những lúc còn sơ khai, người xưa đã biết làm trống để tạo nên âm thanh có nhịp điệu đầu tiên trong lịch sử, trống ngày xưa chỉ là một cái thùng rỗng và được phủ lớp da cứng và căng để tạo âm thanh. Từ đó đến nay, trống luôn được sử dụng trong các lễ hội của các dân tộc thiểu số và dân ta dùng trống để khích lệ quân lính trước khi ra trận cũng như huấn luyện binh.
- Trống cũng là một nhạc cụ quan trọng trong bộ gõ, nó quyết định khá nhiều về nhịp, làm cho không khí sinh động hơn cũng như giữ nhịp cho cả ban nhạc.
- Cấu tạo Trống khá đơn giản, nhưng chỉ một chút khác biệt cũng đủ để tạo ra âm thanh khác nhau. Trống thường dành cho những loại nhạc R&B, dance, jazz có cấu tạo trầm ấm sâu sắc và có tiếng vang lâu và xa. Khác với những loại trống dành cho rocker thì có cấu tạo âm sắc lạnh, bổng và rõ hơn trống thường.
- Mặt trống: được cấu tạo từ nhiều loại da khác nhau, được căng lên và được đóng chặt trên thành trống. Càng cứng thì âm thanh rõ hơn và trầm hơn. Tuy vậy nhưng đôi khi có nhiều người nhầm giữa trống thường và trống điện tử, và đa phần trống điện tử đc sử dụng nhiều hơn.
- Học trống giúp cho bé thể hiện cá tính riêng của mình tạo ra phong cách âm nhạc riêng cho mình. Bạn có thể ngẩu hứng chơi tiết tấu mà bạn mới nghĩ ra hoặc nghe tiết tấu ở đâu đó xung quanh mình.
- Học trống là một trong những cách kích thích cho trí não của bạn phát triển một cách nhạy bén hơn.
- Khi việc học căng thẳng quá thì chơi Trống sẽ là nơi để bạn giải tỏa những lo lắng mệt mỏi. Ngoài ra khi tiếp xúc với bộ môn Trống thì không chỉ dùng tay để chơi mà còn kết hợp nhịp nhàng với chân, tai, mắt… giúp cho bạn linh hoạt, nhanh nhẹn hơn trong mọi việc. Bạn có thể tự tin khi thể hiện bản thân mình với những người xung quanh mà không còn e ngại như trước nữa.
mon hoc trong - drum
II. Thông tin Trường Âm Nhạc Piano Fingers
- Địa chỉ: 54B Hoa Lan, phường 2, Phú Nhuận (đi đường Phan Xích Long tới ngã tư Pizza Hut thì quẹo phải, trường âm nhạc Piano Fingers nằm ngay bên cạnh Pizza Hut Phan Xích Long).
- Thông tin chi tiết về tuyển sinh, đăng ký, tư vấn lựa chọn môn học nhạc vui lòng gọi số (08) 6274 2345 đề gặp tư vấn viên. Hoặc hotline 0902.336.003 gặp Ms.Thu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét