Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Tự học đàn guitar: Cách ghi hợp âm

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các cách ghi hợp âm thông thường nhất trong bản nhạc. Và bài viết sau chia sẻ lại như là mẹo nhỏ với 2 cách để ghi hợp âm vào bản nhạc dành cho các bạn mới học guitar. Hãy đọc kĩ để có lí thuyết vững vàng nhé! Và cũng đừng quên điểm lại phần lý thuyết nhạc lý
Nhạc lý (tóm lược)
Dấu Hoá
Nhịp độ
Cung thể

Cách 1

Trước hết các bạn xem bản nhạc thuộc về Cung thể nào (xem bảng tìm cung thể của bản nhạc đã được chia sẻ trong phần tự học guitar ở lần trước). Khi đã biết bản nhạc thuộc cung thể nào rồi các bạn sẽ dùng "3 Hợp âm tốt nhất" cho bản nhạc và phải tìm xem mỗi hợp âm đó có Nốt gì, các bạn hãy ghi hợp âm vào các phách mạnh của mỗi Ô nhịp, và những Ô nhịp đó có nhiều Nốt hoặc có những Nốt có trường độ dài hợp với các Nốt của hợp âm nào nhiều hơn sẽ ghi hợp âm đó.

Nên ưu tiên dùng những Bậc đặc trước theo thứ tự như sau

Chủ âm hay Bậc I ---- Bậc V ---- Bậc IV

Ví dụ: Trong cung thể Do trường các Bậc trên là : C ---- G hay G7 ---- F
         Và trong cung thể La thứ các bậc trên là: Am ---- Em hay E7 ---- Dm

Nhiều bản nhạc có từng đoạn thay đổi Hoá bộ hoặc đổi sang cung thể tương đối, các bạn hãy chú ý và căn cứ vào Nốt dứt đoạn hoặc thấy nhiều Nốt hợp với cung thể tương đối mà dùng những hợp âm thích hợp cho đoạn đó.
Các bạn hãy nhận xét kỹ cách ghi hợp âm trong bản nhạc dưới đây

cho toi lam quen sheet



Phân tích:

- Bài này thuộc cung thể Do trường vì đầu khuông nhạc không có dấu Thăng hoặc dấu Giáng và Nốt chấm dứt là Do

- Mô nhịp đầu có nhiều Nốt Mi và Sol và ô nhịp thứ 2 có Nốt Sol có trường độ dài nên 2 ô nhịp này hợp với hợp âm Do trường, ô nhịp thứ 3 có nhựng Nốt La, fa, Do nằm trong hợp âm fa, ô nhịp 4,5,6, có những Nốt nằm trong hợp âm Do, ô nhịp thứ 8 và 9 có những Nốt Re, Si , Sol nằm trong hợp âm sol 7 để trở về hợp âm Do trường kế tiếp v.v. Đọn nhạc từ ô nhịp 17 đến 24 được chuyển sang cung thể La thứ vì Nốt dứt đoạn là La, dùng 3 hợp âm Am - Am hay E7 - Dm. Đoạn nhạc từ ô nhịp 25 đến ô nhịp cuối lại trở về cung thể Do trường giống đầu bài vì Nốt chấm dứt là Do.

Cách thứ 2

Trong bản nhạc, các bạn có thể chuyển với 3 hợp âm dùng đúng chổ là được, nếu muốn cho sự đệm đàn được phong phú và hấp dẫn, nên ghi hợp âm theo các cách sau đây:

Trước hết cũng xem bãn nhạc thuộc cung thể nào, cách này sẽ dùng 3 hợp âm của chủ âm và 3 hợp âm tương đối để ghi bản nhạc

1. Nếu bản nhạc thuộc cung thể trường

Có thể ghi hợp âm ở các Bậc của chủ âm trường như sau

Chủ âm TRƯỜNG hay Bậc I, Bậc IV, Bậc V, Hợp âm tương đối: Bậc Vi, Bậc II, Bậc III.

Ví dụ: Bản nhạc thuộc cung thể Do trường, cách Bậc trên sẽ là:

Bậc I = C, Bậc IV = F Hay G7, Bậc VI = Am, Bậc II = Dm, Bậc III = Em hay E7

Cũng ghi hợp âm vào các phách mạnh của mỗi Ô nhịp, và mỗi Ô nhịp đó có những Nốt, hoặc có những Nốt có tur7o72ng độ dài hợp với các Nốt của hợp âm nào sẽ ghi hợp âm đó

Cách này các bạn không cần ưu tiên cho hợp âm có nhiều Nốt trong Ô nhịp, mà ưu tiên cho sự liên kết giữa các hợp âm với nhau, nên ưu tiên đặt hợp âm "HỢP VỚI" các nốt đầu Ô nhịp. Hãy xem kỹ sự liên kết các hợp âm trong bài nhạc "Mãi Mãi Bên Nhau" dưới đây để rút kinh nghiệm
sheet mai mai ben nhau

2. Nếu bản nhạc thuộc cung thể thứ

Các bạn có thể ghi hợp âm ở các Bậc của chủ âm thứ như sau:

Chủ âm thứ hay Bậc I, Bậc IV, Bậc V, Hợp âm tương đối: Bậc III, Bậc VI, Bậc VII (thứ)

Ví dụ: Bản nhạc thuộc cung thể La thứ, các Bậc trên sẽ là

Bậc I =  Am, Bậc IV = Dm, Bậc V = Em hay E7, Bậc III = C, Bậc VI = F, Bậc VII = G hay G7.

Các bạn cũng ghi hợp âm theo Cách thứ hai, hãy xem xét kỹ sự liên kết các hợp âm trong bài nhạc sau
sheet hoi tuong
Ghi chú: Bài này có một hợp âm là B7 vì trong Ô nhịp có Nốt Re thăng chủ ý chuyển về E7 cho hay

Ngoài các cách ghi hợp âm trên, người ta còn có thể ghi một tràng hợp âm Bậc Năm 7 (V7) để trở về hợp âm chủ theo thứ tự dưới đây, dĩ nhiên bản nhạc phải có những Nốt thứ tự phù hợp thì mới dùng được cách này:

Ví dụ: trong cung thể Do trường chuyển qua các hợp âm:

E7 ------ A7 ----- D7 ----- G7 ------ C

Ngoài ra các thể nhạc hiện nay, người ta còn có thể chuyển rất nhiều loại hợp âm lạ tai khác mà có quy cũ, làm cho người nghe thấy được những âm thanh mới lạ và thích thú.

* Ghi chú:

A) Các cách ghi hợp âm trên, các bạn cần vận dụng lý trí và tâm hồn để tìm cách chuyển từ hợp âm này sang hợp âm khác được hợp tau và có thể hấp dẫn người nghe, nên nhớ khi chấm dứt phải là chủ âm

B) Khi muốn chuyển về chủ âm, nên ưu tiên chuyển qua hợp âm Bậc V7 để tạo thành Giai kết trọn (Giai kết trọn - Cadance parfait là cách kết thúc bản nhạc làm cho người nghe được thoả mãn thính giác), còn chuyển sang các hợp âm khác không cần thiết hợp âm 7

C) Trong bước đầu học đàn guitar, chỉ cần chuyển hợp âm vào các phách Mạnh của Ô nhịp, khi các bạn sử dụng đã vững vàng các bạn có thể chuyển hợp âm ở mọi chỗ trong Ô nhịp tuỳ khả năng.

D) Các cách ghi hợp âm trên chỉ là mẹo nhỏ để giúp các bạn mới học đàn guitar tự biết cách ghi hợp âm vào bản nhạc để có thể đệm đàn cho người hát. Nếu muốn ghi hợp âm vào bản nhạc cho hoàn chỉnh, cho hay, có thể gọi là soạn nhạc, các bạn nên tìm hiểu về Hoà âm

Liên hệ tư vấn mua đàn guitar, học guitar, ... tại:
CÔNG TY TNHH NGÓN DƯƠNG CẦM
ĐC: 41 Hoa Sứ, phường 7, Phú Nhuận
Email: pianofingers.vn@gmail.com
ĐT: (08) 3517 4557
Hotline: 0903197565 - 0902965636 - 0903.82.50.88
website: http://www.pianofingers.vn

1 nhận xét: