Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Tự học nhạc lý phần âm giai, hợp âm

Có thể bạn cần xem lại các phần sau, trước khi tiếp tục tìm hiểu nhạc lý cơ bản phần hợp âm và âm giai cùng Piano Fingers:
- Nhạc lý (tóm lược)
- Dấu Hoá
- Nhịp độ
- Cung thể
Chúng ta tiếp tục phần nhạc lý cơ bản này với

ÂM GIAI DỊ CHUYỂN (gamme diatonique)

- Định nghĩa: là một giải 8 Nốt nối tiếp nhau theo quy luật mà Nốt đầu tiên tên gì thì âm giai có tên đó. Theo thứ tự, mỗi Nốt trong âm giai cũng gọi là BẬC

- Trong âm giai dị chuyển chúng ta có 2 thể: TRƯỜNG và THỨ
Âm giai (C) do Trường là mẫu do âm giai trường, mỗi bậc được tính như sau
am giai C
Âm giai (Am) la thứ là mẫu cho âm giai thứ, mỗi bậc được tính như sau
am giai thu


Quãng (Intervalles)

- Định nghĩa: là khoảng các 2 âm thanh. Muốn biết tính chất của các quãng, chúng ta lấy Nốt thấp của quãng ấy làm chủ âm cho một âm giai Trường và cứ chiếu theo các điều sau đây:

1) Trong Âm giai Trường, các quãng kể từ Chủ âm đều là những quảng Trường, trừ quãng 4, quãng 5, quãng 8 là những quãng Đúng.

2) Các quãng dài hơn quãng Trường một nửa cung là quãng Tăng, ngắn hơn quãng Trường một nửa cung là quãng Thứ, ngắn hơn quãng thứ một nửa cung là quãng Giảm.

3) Các quãng dài hơn quãng đúng một nửa cung là quảng Tăng, ngắn hơn quãng đúng một nửa cung là quãng Giảm, quãng đúng không có trường và thứ.

4) Các quảng dài hơn quãng 8 là quãng kép
Dưới đây là tính chất các quãng trong âm gia Do trường:
quang kep
HỢP ÂM: (Accord)
- Định nghĩa: là dự chồng chất lên nhau nhiều âm thnah và phá âm ra cùng một lúc, mỗi hợp âm phải có ít nhất 3 âm thanh, nếu chỉ có 2 âm thanh thì chúng ta chỉ gọi là quãng hoà âm.

* Mẹo nhỏ: Nếu muốn biết một Hợp âm nào có những nốt gì, trước hết chúng ta hãy viết âm giai mà Nốt đầu tiên có tên của Hợp âm đó (chú ý các dấu Hoá), đoạn chúng ta lấy Nốt thứ nhất bỏ Nốt thứ hai, lấy Nốt thứ ba, bỏ Nốt thứ tư, lấy Nốt thứ năm.

Nếu viết âm giai trường, chúng ta sẽ có Hợp âm trường.
Nếu viết âm giai thứ, chúng ta sẽ có Hợp âm thứ.
Ví dụ: Muốn có Hợp âm trường, chúng ta sẽ lấy như sau:
hop am truong

HỢP ÂM TRƯỜNG (Accord Majeur)

Thành lập theo nguyên tắc sau:
Nốt thứ nhất đến Nốt thứ 3 gồm 2 cung, Nốt thứ 3 đến Nốt thứ 5 gồm 1 cung rưỡi
Ví dụ:
hop am do

HỢP ÂM THỨ (Accord minuer)

Thành lập theo nguyên tắc sau:
Nốt thứ 1 đến Nốt thứ 3 gồm 1 cung rưỡi, Nốt thứ 3 đến Nốt thứ 5 gồm 2 cung
Ví dụ: Hợp âm Do thứ có
hop am do thu

 HỢP ÂM 7 (Accord de 7e de dominente)

- Định nghĩa: là Hợp âm đầy đủ thêm vào Nốt quãng 7 thứ
Ví dụ Hợp âm Do 7 có
hop am do 7
Dưới đây là sự thành lập các loại Hợp âm khác của Do
hop am khac
Theo những nguyên tắc trên, chúng ta có thể tính được các hợp âm khác.

Tự học guitar là điều không khó nhưng cũng không dễ, hãy cố gắng bám sát lí thuyết căn bản để có nền móng vững vàng

Cần tư vấn hỗ trợ thêm về kiến thức hay mua guitar, Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin
CÔNG TY TNHH NGÓN DƯƠNG CẦM
ĐC: 41 Hoa Sứ, phường 7, Phú Nhuận
Email: pianofingers.vn@gmail.com
ĐT: (08) 3517 4557
Hotline: 0903197565 - 0902965636 - 0903.82.50.88
Website: http://www.pianofingers.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét